Khả năng ghi nhớ thông tin là một trong những khả năng quan trọng và hữu hiệu nhất trong việc học. Nếu bạn có một trí nhớ tốt việc học sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Bạn có thể ghi nhớ thông tin vì chúng nổi bật, liên quan hoặc có thể dễ dàng liên tưởng với những gì bạn đã biết, hoặc đó là thứ mà bạn được khêu gợi, nhắc lại, sử dụng nhiều lần lặp đi lặp lại qua thời gian. Đối với những thông tin bạn cảm thấy khó tiếp nhận thông thường đó là do bạn không có thông tin nào gần giống hoặc liên quan đến thông tin đó trong kho lưu trữ của não bộ.
Vậy não bộ đã ghi nhớ như thế nào?
Quá trình ghi nhớ xảy ra ba giai đoạn : sensory register, short - term memory, long -term memory
Bước 1: Sensory register
Trong quá trình ghi nhận, não bộ sẽ tiếp nhận thông tin từ môi trường. Giai đoạn này chỉ diễn ra trong vài giây. Não bộ sẽ thu nhận thông tin một cách thụ động là những hình ảnh hoặc âm thanh mang tính biểu tượng.
Có ba cách để mã hoá thông tin trong giai đoạn này:
Thị giác
Thính giác
Ngữ nghĩa
Nếu bạn cố gắng nhớ thông tin bằng cách tự nói với bản thân lặp đi lặp lại bạn đang mã hoá bằng thính giác. Đa phần thông tin sẽ được mã hoá bằng âm thanh để lưu vào bộ nhớ ngắn hạn (cho dù bạn có đọc thành tiếng hay không). Tuy nhiên chúng ta có thể ghi nhớ lâu hơn (lưu vào bộ nhớ dài hạn) nếu chúng ta liên kết thông tin với ý nghĩa bằng cách sử dụng mã hóa ngữ nghĩa.
Ví dụ của mã hoá ngữ nghĩa là bạn liên kết Hà Nội với vị trí của nó trên bản đồ.
Trong quá trình hình thành trí nhớ, sự tập trung là giai đoạn chuyển tiếp giữa quá trình tiếp nhận để chuyển thành trí nhớ ngắn hạn. Nói cách khác, trí nhớ ngắn hạn có được hình thành hay không phụ thuộc vào sự chú ý của bạn đến thông tin tiếp nhận qua cảm nhận.
Bước 2: Short-term memory
Trí nhớ ngắn hạn có hai loại : “short-term memory” và “working memory.” Short-term memory là khi não bộ lưu trữ thông tin tạm thời để nó có thể được lặp lại, chẳng hạn như ghi nhớ một số điện thoại bạn nhìn thấy trên TV. Working memory đề cập đến việc não bộ lưu trữ thông tin với mục đích thay đổi và sử dụng nó, chẳng hạn như ghi nhớ một tập hợp các số trong khi giải một bài toán. Working memory xuất hiện để giúp ta tiếp nhận và xử lý nhiều thông tin cùng một lúc khi làm việc. Những thông tin này sẽ bị xoá đi khi công việc kết thúc. Đây cũng là lý do tại sao bạn quên mất cách làm một bài toán sau khi đã giải xong.
Các phương pháp sử dụng để cải thiện trí nhớ thường tập trung vào working memory vì bạn có khả năng kiểm soát và chủ động cải thiện nó.Tuy nhiên working memory có dung lượng hạn chế. Thông thường bạn chỉ có thể ghi nhớ từ 5-7 thông tin cùng một lúc.
Bước 3 : Long-term memory
Sau đó thông tin được chuyển đổi thành trí nhớ dài hạn và được lưu vào hồi hải mã. Bạn có thể tưởng tượng đây là một kho lưu trữ thông tin có sẵn trong não bộ. Thông tin có thể được lưu trữ ở đây một tuần, một tháng hoặc cả đời.
Khi ký ức dài hạn hình thành, hồi hải mã lấy thông tin từ working memory và bắt đầu thay đổi hệ thống dây thần kinh vật lý của não. Những kết nối mới này giữa tế bào thần kinh và khớp thần kinh sẽ tồn tại miễn là chúng còn được sử dụng. Nghĩa là sau khi đưa vào long term memory nếu bạn liên tục sử dụng hoặc truy hồi thông tin bạn vẫn sẽ nhớ thông tin đó.
Kí ức dài hạn có thể được mô tả dựa trên tính chất của nó :
Bộ nhớ tiềm ẩn (implicit memory) : là bộ nhớ giúp ta không bao giờ quên những kĩ năng học được như bơi lội, lái xe, đi xe đạp. Cho dù bạn không đọc sách hay đi xe đạp trong thời gian dài thì bạn không hề mất đi ký ức này.
Bộ nhớ minh bạch (explicit memory) : là bộ nhờ đòi hỏi phải suy nghĩ có ý thức.
Nó có thể được chia thành :
Bộ nhớ từng hồi (episodic memory) : chứa những thông tin liên quan đến trải nghiệm cá nhân. Đây là bộ nhớ kinh nghiệm cụ thể của bạn về một vài đặc điểm của quyển sách bạn từng đọc, những trò chơi đã từng chơi. Bộ nhớ này giúp bạn đưa ra những nhận xét từ những điều mà bạn đã từng trải nghiệm.
Bộ nhớ ngữ nghĩa (semantic memory) : chứa kiến thức ví dụ như từ ngữ, biểu tượng, khái niệm mà sẽ tồn tại vĩnh viễn trong đầu bạn. Khi bạn đã nhận thức và hiểu được ý nghĩa của những kiến thức đấy bạn sẽ không quên. Tuy nhiên sẽ có những tình huống bạn biết một điều gì đó mà không thể nhớ ra đó là gì. Đây là tình huống xảy ra khi kiến thức được lưu, không thường hay được sử dụng.
Để nhớ lại ký ức sau khi được lưu trữ, hồi hải mã hướng lưu lượng tế bào thần kinh trở lại các mạch thích hợp của tân vỏ não, kích hoạt lại âm thanh, hương vị, cảm giác v.v tất cả những gì đối với bạn là kỉ niệm.
Nếu bạn tổ chức sắp xếp thông tin tốt có thể giúp việc truy xuất được dễ dàng hơn. Ví dụ như khi bạn liệt kê lần lượt các công việc hàng ngày theo một trình tự, bạn sẽ dễ nhớ hơn.
Đó là cách não bộ hình thành ký ức, vậy tại sao bạn lại quên?
Đầu tiên việc quên là chuyện bình thường , để tránh cho kho lưu trữ bị quá tải, não bộ sẽ tự động xoá đi những thông tin không cần thiết ví dụ như bạn đổi điện thoại bạn sẽ không cần nhớ tới số điện thoại cũ nữa.
Tuy nhiên trong nhiều trường hợp nếu bạn mau quên thì sẽ rất ảnh hưởng đến kết quả học.
Việc quên xảy ra khi não bộ không đủ chú ý để ghi nhớ lại thông tin hoặc thông tin không được sử dụng liên tục.
Nghiên cứu đưa ra hai lý thuyết chính về lý do tại sao ký ức bị lãng quên:
Decaying theory : suy luận rằng nếu một ký ức nhất định không được lặp lại, thì cuối cùng nó sẽ phai đi.
Interference theory: cho rằng thông tin mới được não bộ sẽ thay thế thông tin cũ (chẳng hạn như không thể nhớ mật khẩu cũ sau khi bạn đã tạo mật khẩu mới).
Một số yếu tố khiến não bạn xảy ra lỗi :
Transience. Ký ức có thể ngày càng trở nên khó tiếp cận, do quá trình lão hóa tự nhiên hoặc do tổn thương vùng hồi hải mã và thùy thái dương.
Absent-mindedness. Mất tập trung
Blocking. Khi bộ nhớ tạm thời không thể truy cập được
Persistence. Khi không thể quên được những ký ức không mong muốn, chẳng hạn như trong chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương.
Misattribution. Khi ký ức được quy cho một nguồn không chính xác hoặc khi bạn tin rằng bạn đã nhìn thấy hoặc nghe thấy điều gì đó mà bạn chưa từng trải qua.
Làm thế nào để cải thiện trí nhớ?
Như đã nói ở phần trước, bạn có thể nhớ thông tin vì chúng nổi bật, liên quan hoặc có thể dễ dàng liên tưởng với những gì bạn đã biết, hoặc đó là thứ mà bạn được khêu gợi, nhắc lại, sử dụng nhiều lần lặp đi lặp lại qua thời gian. Phần bộ nhớ mà bạn có thể cải thiện đó là working memory. Và sau khi đưa vào long-term memory bạn cần phải sử dụng liên tục hoặc tạo ra những trigger gợi lại kí ức.
Một số cách bạn có thể sử dụng để cải thiện trí nhớ:
1. Tạo kết nối : Kết nối thông tin bạn đang cố gắng ghi nhớ với điều gì đó mà bạn đã biết.
Đây là phương pháp mà Sherlock Holmes sử dụng để tạo ra Memory Palace. Hãy tưởng tượng nơi bạn đang sống / nơi bạn biết rất rõ (ảnh dưới)
Ví dụ khi bạn muốn học từ mouse, bug và girl hãy tưởng tượng ngôi nhà của bạn có con chuột ở trên con mèo, cô gái ngồi trên ghế, con bọ đậu trên cây. Nếu bạn có nhiều từ hơn chỉ cần chọn vị trí lớn hơn và sắp xếp theo thứ tự thời gian ( ví dụ từ nhà đến trường ).
bạn không thể nghĩ ra cách kết nối thông tin với những thứ bạn đã biết, hãy tạo một kết nối điên rồ. Ví dụ: giả sử bạn đang cố gắng ghi nhớ sự thật rằng nước sôi ở 212 độ F và 212 tình cờ là ba chữ số cuối cùng trong số điện thoại của một người bạn . Liên kết hai điều này bằng cách tưởng tượng ném điện thoại của bạn thân vào một nồi nước sôi. Đó là một liên kết điên rồ, nhưng nó có thể giúp bạn dễ nhớ hơn.
2. Chia nhỏ thông tin
Ví dụ để nhớ dãy số 13121897 bạn có thể chia nhỏ ra thành 13-12-1897 để dễ nhớ hơn. Như đã nói ở trên working memory có thể ghi nhớ tối đa 7 thông tin, việc đưa thông tin thành các nhóm bạn đã giảm tải cho não bộ , bằng cách chuyển 8 thành 3 thông tin.
Bạn có thể nhóm các sự kiện dựa trên thời gian xuất hiện , theo chủ đề, theo bảng chữ cái.
Kết hợp cách này và cách 1 sau khi nhóm bạn có thể tạo liên kết bằng cách nghĩ ra một câu chuyện có đủ các nhóm thông tin trên.
3. Ôn tập thường xuyên
Nếu bạn đã cố gắng lưu thông tin vào bộ nhớ dài hạn nhưng không truy xuất hoặc không ôn tập thường xuyên, bạn vẫn sẽ quên. Nếu bạn tạo ra những khoảng thời gian để lặp lại kiến thức một cách thường xuyên, bạn sẽ ít quên hơn. Kĩ thuật này còn có tên là Spaced repetition.
Dựa theo Forgetting Curve,thường xuyên rà soát thông tin sẽ làm gián đoạn đường lãng quên, khiến việc quên lãng chậm hơn trước. Đó là lý do tại sao mỗi đường cong mới sau khi bạn ôn tập lại nông hơn đường trước đó.
Bạn có thể ôn tập ngay sau khi bài giảng kết thúc, sau đó 2 ngày rồi 1 tuần sau đó, 1 tháng sau đó.
Bên cạnh đó bạn cũng có thể áp dụng thêm những cách sau:
3. Tự nói chuyện với bản thân
Hãy đọc to lại kiến thức đó và cố gắng giảng lại cho bản thân. Theo nghiên cứu những người có khả năng tự giải thích lại kiến thức có thể ghi nhớ gấp 3 lần bình thường. Khi bạn tự đặt ra câu hỏi liên quan đến bài học và có thể tự giải thích được thành lời bạn có thể biết được phần nào mình đã hiểu, phần nào cần phải học thêm.
4. Sử dụng tất cả các giác quan
Đối với một thông tin mới hay cố gắng sử dụng tất cả các giác quan cảm nhận thông tin đó. Ví dụ viết lại bài học ra giấy, xem video, vẽ minh hoạ lại hoặc thực hành bài học đó. Việc này sẽ giúp cho bạn có nhiều trải nghiệm hơn và dễ dàng trigger lại kiến thức khi cần thiết.
5. Ngủ đủ
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành trí nhớ. Sau khi học một điều gì mới bạn nên có một giấc ngủ ngắn hoặc ôn tập trước khi đi ngủ. Ngủ ngắn ngay sau khi học có thể tăng cường ghi nhớ lên tới 500%.
Comments